logo-top10reviews-vn
logo_top-10-reviews-vn
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

Những loài côn trùng gây hại cho con người

Ngày đăng: 05-07-2023

Đánh giá

Lượt xem: 72

Mùa hè là thời cơ thuận lợi cho các loài côn trùng sinh sôi phát triển như muỗi, ong, rệp giường, chấy, kiến… Khi mải mê vui chơi, bé yêu của bạn sẽ rất dễ bị “tấn công” bởi các loại côn trùng mùa hè có thể gây nguy hiểm khôn lường nếu không kịp thời xử lý vết cắn.

Phải chung sống với những vị khách không mời mà đến này chính là nỗi ác mộng đối với mỗi gia đình. Không chỉ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến với sức khỏe mà những loại côn trùng này còn gây tác động xấu trực tiếp đến với môi trường sống ngôi nhà bạn đang ở.

1. Gián

Gián thích sống ở nơi ẩm ướt, nhà bếp hay hốc tường. Chúng ra ngoài khi trời tối và ăn bất kì thức ăn nào, đặc biệt là nó có thể mang mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Diệt gián trong nhà thế nào cho hiệu quả và an toàn?

2. Chuột nhắt

Chuột nhắt liên tục gặm nhấm, gây thiệt hại đồ đạc và nhai bao bì để tiếp cận thức ăn. Nhuột nhắt được biết đến là loài gây mầm bệnh.

Chuột nhắt nhà – Wikipedia tiếng Việt

3. Bọ chét

Đây là loại côn trùng thường sống trên vật chủ là chuột, dơi, mèo, chó. Nguy hiểm nhất là bọ chét sống trên chuột bị mắc bệnh hạch. Quy trình gây bệnh khi bọ chét hút máu chuột mang bệnh, sau đó đốt cho người. Bệnh từng tạo thành dịch lớn và làm tử vong nhiều người. Hơn 20 năm qua dịch bệnh này đã được khống chế. Người bệnh thường sốt cao sau khi bị bọ chét cắn. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nên đến bệnh viện để bác sĩ khám.

Các loại bọ chét sống trên mèo, chó, dơi thường không gây bệnh cho người.

Bọ chét sinh sôi nảy nở rất nhanh vào mùa xuân nhất là trong các tấm thảm,  đây là cách tiêu diệt chúng

4. Ong độc

Một số loại ong có nọc cực độc như vò vẽ có thể gây suy hô hấp, suy thận và chết người nếu bị đốt quá nhiều. Đặc tính của ong là thường chỉ tấn công khi bị con người vô tình hoặc cố ý chọc phá tổ. Cách điều trị hữu hiệu khi bị ong đốt là đến bệnh viện để được theo dõi. Trường hợp nặng phải vừa hỗ trợ hô hấp vừa lọc máu liên tục.

Cách xử lý khi bị ong độc đốt

5. Kiến ba khoang

Loại côn trùng này có tên khoa học là Rove Beetle, mang trên mình loại độc chất có thể gây dị ứng da. Không gây tử vong nhưng kiến ba khoang có thể gây ngứa và viêm loét da người. Nếu điều trị không đúng cách, chữa theo dân gian, người bị đốt dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Cách tốt nhất là mua thuốc sát trùng, thuốc chữa côn trùng cắn để thoa trên da, hoặc dùng xà phòng rửa sạch vùng da tiếp xúc với công trùng.

CÁCH SỬ DỤNG ÁNH SÁNG HIỆU QUẢ TRONG PHÒNG NGỪA KIẾN BA KHOANG

6. Sâu

Đây cũng là một trong những loại côn trùng gây kích ứng da. Loại sâu có lông, có gai dễ gây kích ứng hơn sâu thân trơn. Người tiếp xúc có cảm giác ngứa, nhức hoặc phồng da. Cách điều trị tại chỗ là rửa sạch điểm tiếp xúc, bôi thuốc sát trùng.

Loài sâu

7. Bọ xít hút máu người

"Hút máu" người, nhưng đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy bọ xít hút máu gây bệnh hoặc làm tử vong. Một số người cơ địa dễ bị kích ứng mà bị bọ xút cắn nhiều lần có thể gây sốt và cơn sốt sẽ chóng khỏi.

Phòng chống bọ xít hút máu người trong nhà - VnExpress Đời sống

 

Phản hồi

Người gửi

Nội dung